Qua đời Tạ An

Sau thắng lợi ở lần bắc phạt, quyền thế họ Tạ trở nên rất lớn, Tạ Thạch làm Trung thư lệnh, Tạ Huyền làm Tiền tướng quân[34], sau lại được thăng làm Thái bảo[35], làm cho nội bộ hoàng gia lo ngại, nhất là Cối Kê vương Tư Mã Đạo Tử, con trai thứ của Giản Văn Đế, cộng thêm gương của Hoàn Thạch bị mất chức. Trước việc ấy, Tạ An quyết định từ bỏ quyền lực để tránh gây mâu thuẫn. Năm 385, tháng 4, Tạ An dâng biểu xin ra trấn Quảng Lăng, đốc suất bắc phạt[36]. Nhưng không lâu sau, Lưu Lao Chi bị Mộ Dung Thùy đánh bại ở Nghiệp Thành, cuộc bắc phạt chấm dứt, Tạ An bèn đổi tiến công sang phòng thủ lại phòng tuyến Hoàng Hà, củng cố những vùng đã chiếm được.  Tháng 8 năm 385, Tạ An bệnh nặng, bèn trở về Kiến Khang chữa trị[37]. Đến ngày 22 năm đó, ông qua đời ở kinh đô, hưởng thọ 66 tuổi.

Lễ tang của Tạ An được tiến hành theo nghi lễ giống Hoắc Quang đời Hán, Vương Đạo và Hoàn Ôn[38]. Tấn Hiếu Vũ Đế đích thân đến viếng, ban ông tước Lư Lăng quận công, thụy là Văn Tĩnh.

Liên quan